Ly hôn tại Singapore

Theo pháp luật về ly hôn của Singapore, ly hôn được định nghĩa là một thủ tục pháp lý có mục đích và hiệu lực để kết thúc mối quan hệ hôn nhân. Khi bạn nhận được Phán quyết Tạm thời về việc ly hôn, giai đoạn đầu tiên của thủ tục ly hôn được xem là đã hoàn thành. Các vấn đề phát sinh thường sẽ được giải quyết ở giai đoạn thứ hai của thủ tục ly hôn. Một khi tất cả các vấn đề phát sinh đã được giải quyết, Tòa án sẽ ban hành Giấy chứng nhận Phán quyết Cuối cùng cho bạn. Bạn chỉ có thể thực hiện việc trích lục Giấy chứng nhận này sau thời hạn ba tháng kể từ ngày mà Phán quyết Tạm thời được ban hành.

Các yêu cầu để thực hiện thủ tục ly hôn tại Singapore?

Để thực hiện thủ tục ly hôn tại Singapore, đương sự nộp đơn phải đáp ứng 3 yêu cầu.

Yêu cầu đầu tiên để thực hiện việc ly hôn tại Singapore là người yêu cầu phải kết hôn ít nhất 3 năm trừ trường hợp người yêu cầu chứng minh được rằng mình đã phải trải qua những khó khăn đặc biệt hoặc vợ/chồng của người yêu cầu đã cực kỳ vô lý và độc ác. Đối với vấn đề này, hiện nay pháp luật không có các định nghĩa pháp lý minh thị để làm căn cứ xác định những trường hợp này, một số trường hợp cụ thể sau đây thường được chấp nhận:

  1. Các vụ việc có yếu tố lạm dụng tinh thần hoặc thể chất nghiêm trọng;
  2. Các vụ việc mà người yêu cầu bị các tổn thương tinh thần đặc biệt nghiêm trọng;
  3. Đồng tính luyến ái;
  4. Ngoại tình; và
  5. Mang thai do ngoại tình.

Yêu cầu thứ hai là một trong hai đương sự (1) là Công dân Singapore hoặc Thường trú nhân (PR), (2) đã và đang cư trú tại Singapore tại thời điểm bắt đầu thủ tục ly hôn, hoặc (3) đã sinh sống tại Singapore trong vòng 3 năm ngay trước thời điểm nộp đơn yêu cầu ly hôn.

Yêu cầu thứ ba là người yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh rằng đã tồn tại một “sự đổ vỡ hôn nhân không thể cứu vãn” trong mối quan hệ hôn nhân của họ.

Điều gì cấu thành một “sự đỗ vỡ không thể cứu vãn”?

Chỉ tồn tại một lý do để thực hiện yêu cầu ly hôn – đó là người yêu cầu phải chứng mình được rằng tồn tại “sự đõ vỡ không thể cứu vãn” của cuộc hôn nhân. Để chứng minh rằng vụ việc đạt đến “sự đổ vỡ không thể cứu vãn”, người yêu cầu ly hôn phải chứng minh có tồn tại một trong năm sự kiện sau đây:

  1. Có yếu tố ngoại tình;
  2. Hành vi không phù hợp;
  3. Mất tích ít nhất 2 năm;
  4. Ly thân ít nhất 3 năm (và bên còn lại đồng ý ly hôn); và
  5. Ly than ít nhất 4 năm.

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét từng yếu tố kể kên.

Ngoại tình

Ngoại tình được định nghĩa là mối quan hệ có tồn tại hành vi quan hệ tình dục giữa một cá nhân đã kết hôn và một cá nhân khác không phải là vợ/chồng của họ.

Nếu không tồn tại hành vi quan hệ tình dục thì không sẽ không được xem là ngoại tình, mặc cho mối quan hệ này có thân mật đến đâu. Ngoài ra, người yêu cầu phải ở trong tình trạng mà họ không thể tha thứ được cho người kia khi chung sống với họ như là vợ/chồng. Nếu người yêu cầu tiếp tục chung sống với vợ/chồng của họ trong hơn 6 tháng kể từ thời điểm mà họ phát hiện ra việc ngoại tình, người yêu cầu sẽ không thể dựa trên cở ngoại tình để yêu cầu ly hôn.

Hành vi không phù hợp

Hành vi không phù hợp được quy định là một trong những cơ sở làm căn cứ cho yêu cầu ly hôn theo Điều 95(3)(b) của Hiến chương Phụ nữ. Để chứng minh rằng tồn tại cơ sở Hành vi không phù hợp, người yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh rằng bên bị yêu cầu đã cư xử trái ngược với sự mong đợi hợp lý của người yêu cầu để chung sống trong mối quan hệ vợ chồng.

Các loại hành vi không phù hợp là được quy định theo hướng liệt kê. Điển hình cho hành vi không phù hợp là:

  • Bạo lực gia đình.
  • Lạm dụng bằng lời nói và thường xuyên có lời lẽ chỉ trích.
  • Từ chối đóng góp hoặc chia sẻ sinh hoạt phí của  gia đình.
  • Cờ bạc.
  • Nghiện rượu.
  • Thiếu sự tôn trọng.
  • Thiếu sư quan tâm và chăm sóc.
  • Hành vi ám thị.
  • Có quan hệ không đúng mực với một bên khác.

Mất tích ít nhất 2 năm

Để chứng minh sự việc mất tích, yếu tố thường được cân nhắc là có sự tồn tại của việc một bên quyết định từ bỏ cuộc hôn nhân và biến mất mà không giải thích hoặc cung cấp các lý lẽ hoặc lời biện minh hợp lý.

Ly thân trong ít nhất 2 năm (và bên còn lại cũng đồng ý với việc ly hôn)

Nếu các bên đã liên tục sống ly thân trong ít nhất 2 năm trước khi một bên yêu cầu mở thủ tục ly hôn và bên còn lại đồng ý ly hôn, thì tòa án sẽ giải quyết cho các bên ly hôn. Liên quan đến yếu tố ly thân, việc các bên sống ly thân không nhất thiết phải thể hiện ở việc mỗi bên tư mình sống ở những nơi khác nhau. Việc các bên tự sống cuộc sống riêng biệt của mình mà không tương tác với nhau như vợ chồng cũng đã đủ chứng tỏ tằng có sự tồn tại việc ly thân trên thực tế.

Ly thân trong ít nhất 4 năm

Ngoài ra, nếu các bên đã liên tục sống ly thân trong ít nhất 4 năm trước khi một bên yêu cầu mở thủ tục ly hôn, sự đồng ý của bên bị yêu cầu không phải là một điều kiện bắt buộc và điều này có nghĩa rằng viêc ly hôn có thể được chấp thuận trên cơ sở các bên ly thân trong khoảng thời gian như trên.

Thuận tình ly hôn hay Ly hôn rút gọn là gì?

Ly hôn rút gọn hay Thuận tình ly hôn là trường hợp các bên đã đạt được sự đồng thuận về việc ly hôn và cả việc giải quyết các vấn đề phát sinh khác của vụ ly hôn. Để ly hôn rút gọn hay thuận tình ly hôn, các bên phải tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề như lý do ly hôn, bên sẽ giành quyền chăm sóc và quản lý con cái, cách phân chia tài sản hậu hôn nhân và vấn đề cấp dưỡng.

Trong Thủ tục Ly hôn rút gọn hay Thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ ban hành phán quyết tạm thời trong vòng 4 tuần kể từ ngày diễn ra thủ tục, trong khi phán quyết cuối cùng sẽ được ban hành trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày phán quyết tạm thời được ban hành.

Tôi có thể ly hôn trong trường hợp vợ/chồng của tôi mất tích không?

Việc ly hôn vẫn có thể được tiến hành trong trường hợp vợ/chồng mất tích, tuy vậy việc này yêu cầu nghĩa vụ chứng minh của người yêu cầu rằng họ đã tiến hành mọi biện pháp hợp lý để thực hiện việc liên lạc hoặc xác định vị trí của vợ/chồng được cho là mất tích của họ.

Người có yêu cầu ly hôn có thể đệ trình các tài liệu có liên quan, trong đó phải bao gồm các bằng chứng về những nỗ lực của người yêu cầu trong việc liên lạc và tìm kiếm người vợ/chồng được cho là mất tích của họ. Đơn cử như bằng chứng về việc liên hệ với các thành viên gia đình và bạn bè đã biết của vợ/chồng họ, cũng như bằng chứng về việc tìm kiếm người vợ/chồng được cho là mất tích của họ tại các địa chỉ công cộng hoặc các vị trí quen thuộc.

Nếu việc đệ trình các tài liệu kể trên được chấp thuận, các yêu cầu về thủ tục này sẽ được miễn.

Ngoài ra, nếu có thể chứng minh được rằng vợ/chồng của người yêu cầu ly hôn đã bỏ rơi họ và điều này hoàn toàn trái với mong muốn của người yêu cầu, trên cơ sở đó việc giải quyết thủ tục ly hôn sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở mất tích.

Tôi có thể ly hôn trong trường hợp vợ/chồng của tôi phản đối không?

Ngay cả khi vợ/chồng của bạn không đồng ý với việc ly hôn, bạn vẫn có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu ly hôn để được giải quyết, vụ ly hôn như vậy được gọi là vụ ly hôn có tranh chấp.

Trong một vụ ly hôn có tranh chấp, thời gian để Tòa án xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc sẽ kéo dài trung bình từ 6 tháng đến 12 tháng..

Ngoại tình là gì?

Theo quy định của pháp luật, ngoại tình được định nghĩa rất hẹp. Về bản chất, chế định ngoại tình đề cập đến việc tồn tại hành vi quan hệ tình dục của một bên với một người khác ngoài các bên trong quan hệ hôn nhân.

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng cơ sở ngoại tình yêu cầu người yêu cầu cung cấp các bằng chứng về việc có hành vi quan hệ tình dục giữa vợ/chồng của người yêu cầu ly hôn với bên thứ ba. Vì lẽ đó, việc thiếu vắng hành vi quan hệ tình dục khiến mối quạn hệ không được xem là ngoại tình, cho dù thực tế họ có thân mật đến mức nào chăng nữa.

Một yếu tố bổ sung khác là người yêu cầu phải cảm thấy như không thể tha thứ được cho vợ/chồng của mình khi chung sống với họ. Trong trường hợp người yêu cầu vẫn tiếp tục sống với vợ/chồng của mình trong khoảng thời gian hơn 6 tháng kể từ thời điểm phát hiện ra việc ngoại tình, họ sẽ không thể dựa vào cơ sở ngoại tình để yêu cầu ly hôn.

Yếu tố ngoại tình và hành vi không phù hợp có được Tòa án xem xét đến khi phán quyết về vấn đề phân chia tài sản hoặc quyền nuôi dưỡng con cái không?

Câu trả lời là không, yếu tố ngoại tình và/hoặc hành vi không phù hợp sẽ không là cơ sở để Tòa án xem xét khi quyết định việc phân chia tài sản hay quyền nuôi dưỡng con cái. Ngoại tình và/hoặc hành vi không phù hợp chỉ là những yếu tố mà Tòa án sẽ xem xét khi quyết định có cho phép các bên ly hôn hay không và điều này không liên quan gì đến việc Tòa án xem xét giải quyết các vấn đề phát sinh hậu ly hôn.

Khi xem xét và ra quyết định liên quan đến các vấn đề như phân chia tài sản, Tòa án sẽ xem xét sự đóng góp của các bên và mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân. Đối với các cuộc hôn nhân tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, việc đóng góp tài chính trực tiếp của mỗi bên sẽ là yếu tố quan trọng hơn để Tòa án cân nhắc khi ra quyết định trong việc phân chia tài sản. Đối với các cuộc hôn nhân đã tồn tại lâu và mỗi bên đều có thu nhập và sự đóng góp riêng, thông thường Tòa án sẽ ra quyết định phân chia tài sản một cách bình đẳng cho cả hai bên..

Đối với quyền dưỡng nuôi con cái, Tòa án thường xem xét yếu tố phúc lợi của đứa trẻ là vấn đền tối quan trọng và then chốt. Ở Singapore, thông thường quyền giám hộ chung được trao cho cả cha và mẹ trong giai đoạn mà Tòa án đang cân nhắc và đưa ra quyết định cho đứa trẻ, đáng chú ý rằng quyền chăm sóc và quản lý sẽ được trao cho người cha hoăc người mẹ nào mà Tòa án cho rằng sẽ là phù hợp nhất để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và quản lý đứa trẻ.

Thủ tục ly hôn kéo dài bao lâu?

Thời gian tiến hành thủ tục ly hôn sẽ phụ thuộc vào việc liệu các bên tiến hành ly hôn thuận tình hay ly hôn có tranh chấp.

Đối với một vụ ly hôn thuân tình mà ở đó các bên đã đồng ý về lý do ly hôn cũng như cách thức giải quyết các vấn đề phát còn tồn đọng, thông thường thủ tục ly hôn sẽ kéo dài khoảng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn yêu cầu đến thời điểm phán quyết tạm thời được ban hành, trong khi phán quyết cuối cùng sẽ được bạn hành trong thời hạn 3 tháng tiếp sau đó.

Đối với một vụ ly hôn có tranh chấp, thời gian tiến hành thủ tục sẽ phụ thuộc phần nhiều vào mức độ phức tạp của vụ tranh chấp. Các vụ tranh chấp kiểu này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, trong khi không hiếm các vụ ly hôn phức tạp kéo dài hơn 1 năm để được giải quyết xong.

Chi phí để thực hiện thủ tục ly hôn?

Theo thống kê gần nhất được thực hiện bởi Singapore Legal Advice, chi phí ly hôn tại Singapore dao động trong khoảng từ $1.500 đến $3.500 đối với các vụ thuận tình ly hôn và từ $10.000 đến $35.000 đối với các vụ ly hôn có tranh chấp.

Tại PKWA Law, chúng tôi cung cấp các giải pháp dịch vụ với chi phí hợp lý. Chúng tôi sẽ không tính phí cho khách hàng theo giờ đối với các vụ việc ly hôn đơn giản. Trên thực tế, mặc dù phần lớn các vấn đề ly hôn có tranh chấp sẽ được tính phí trên cơ sở theo giờ thực hiện của luật sư, chúng tôi cung cấp các giải pháp pháp lý với mức chi phí giới hạn cho những khách hàng đủ điều kiện. Chúng tôi hiểu rằng việc ly hôn là vấn đề nhạy cảm và bạn cần cân nhắc về các chi phí tiềm ẩn có thể phát sinh từ vụ việc.

Should you require legal representation, kindly contact PKWA Law for a free first consultation with one of our lawyers.

Gọi cho chúng tôi

+65 6854 5336

Whatsapp cho chúng tôi

+65 9090 3158

Authors

Dorothy Tan

Deputy Head, Family & Divorce Practice Group

View Profile

Contact us

v4 1

Gọi cho chúng tôi

Whatsapp cho chúng tôi

Email cho chúng tôi

This field is for validation purposes and should be left unchanged.